Tự Học Tiếng Anh Cấp Tốc (Tặng Thẻ Flashcard Động Từ Bất Quy Tắc) Tự Học Tiếng Anh Cấp Tốc (Tặng Thẻ Flashcard Động Từ Bất Quy Tắc)

Nạp siêu tốc 1500 từ trong 50 ngày với ÂM THANH TƯƠNG TỰ và TRUYỆN CHÊM

dat mua
S000100 Sách Học Tiếng Anh Quantity: 0 Bộ


  •  
  • Tự Học Tiếng Anh Cấp Tốc (Tặng Thẻ Flashcard Động Từ Bất Quy Tắc)

  • Post on 09-11-2019 12:10:38 PM - 27801 Views
  • Product code: S000100
  • Price: Contact
  • Nạp siêu tốc 1500 từ trong 50 ngày với ÂM THANH TƯƠNG TỰ và TRUYỆN CHÊM

    dat mua


 

hoc tieng anh cap toc


THÔNG TIN CHI TIẾT

Công ty phát hành MCBOOKS
The Windy
Ngày xuất bản 06-2019
Kích thước

14.5 x 20.5 cm

Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Hồng Đức
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 248
   

GIỚI THIỆU SÁCH

Tự học tiếng anh cấp tốc

BẠN ĐÃ SẴN SÀNG CHO PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY TIẾNG ANH TRỰC TIẾP

Tiếng Anh là ngôn ngữ Quốc tế giúp các bạn tiếp cận được với kho tàng tri thức nhân loại cùng các cơ hội việc làm, du học,… Học tiếng Anh người học luôn hướng tới mục đích có thể giao tiếp được tiếng Anh thành thạo. Nhưng các bạn lại quá bận rộn không đủ thời gian học tập, nhiều bạn lại muốn có thể thành thạo tiếng Anh trong một thời gian ngắn. Một số trường hợp không đủ kinh phí để đăng ký các khóa học tại các trung tâm nên lựa chọn cách tự học tiếng Anh cấp tốc thông qua các các tài liệu.

Điều gì làm bạn thấy học tiếng Anh như “tra tấn”?

  1. Kho kiến thức tiếng Anh khổng lồ tha hồ tra cứu mà không biết gì?

– Bạn có thấy đây lại là bất lợi cho bạn không? Dù bạn dễ dàng có trong tay khối kiến thức khổng lồ ấy mà vẫn không thể học khá hơn thì chứng tỏ nó càng làm bạn cảm thấy hoang mang khi bơi trong biển kiến thức ấy mà chưa tìm được bến đậu. Bạn có đôi khi cảm thấy mệt mỏi với việc học tiếng Anh không?

– Trong kho kiến thức này, bạn cần lựa chọn bắt đầu những gì phù hợp với trình độ và sở thích và cả mục tiêu của mình. Bạn có quyền lựa chọn. Lựa chọn cho một khởi đầu đầy vui vẻ và hứng khởi. Tại sao không? Điều này không những làm mọi thứ trở nên rõ ràng và giới hạn được kiến thức đầu vào mà còn làm cho bạn nhanh chóng đạt mục tiêu và là bước đệm êm ái khiến cho việc học tiếng Anh trở nên lý thú.

  1. Có phải phát âm kém thì không làm được trò trống gì?

– Tất cả các ngôn ngữ trên thế giới khi sinh ra và phát triển không chỉ dựa trên nền văn hóa của mỗi dân tộc mà trên hết nó cũng phải dựa vào nguyên tắc làm sao cho con người phát âm dễ dàng nhất để nó trở thành công cụ giao tiếp của dân tộc đó. Bạn học thân mến, tiếng Việt bạn nói thế nào? Có phải rất tốt không? Bạn nghĩ vì đó là tiếng mẹ đẻ nên bạn nói tốt? Nhưng nó cũng là một ngôn ngữ! Tiếng Anh cũng vậy. Đúng là nó khác rất nhiều về phát âm của tiếng Việt. Bạn để ý thấy biểu hiện rõ rệt đó là sự đặt lưỡi hoàn toàn khác nhau: với phát âm tiếng Anh thì lưỡi có thiên hướng đưa đầu lưỡi ra ngoài, còn tiếng Việt thì lưỡi nằm hoàn toàn ở trong, các âm phát ra ở bên trong họng. Vì vậy, chỉ là do thói quen phát âm dẫn đến việc phát âm tiếng Anh trở nên khó hơn chứ không phải không làm được.

– Môi trường chính là chìa khóa cho việc phát âm của bạn. Môi trường ở đây không phải là bạn buộc phải có điều kiện ra nước ngoài du lịch hay sinh sống mà hiện nay bạn đang có nhiều điều kiện để có thể tự học phát âm tốt: Bạn có tài liệu nghe nhìn rất phong phú và thú vị, hấp dẫn khiến cho việc bắt chước phát âm dễ dàng. Khi bạn nghe nhiều, phát âm nhiều thì bộ não của bạn sẽ tạo phản xạ có điều kiện một cách tự nhiên nhất làm cho cơ miệng và lưỡi bạn linh hoạt hơn và vào đúng vị trí của nó.

– Bạn không nên cho rằng phát âm là nguồn gốc của mọi kỹ năng tiếng Anh và sẽ không học được gì nếu không có phát âm. Bạn hãy chinh phục tiếng Anh từ mọi phía nhé! Bạn có thể vừa nghe vừa phản xạ nói, luyện phát âm và viết chính tả trong một bài học. Việc làm kết hợp các kỹ năng này khiến cho bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tăng cường được nhiều kỹ năng cùng một lúc. Bắt đầu thôi!

  1. Dành thời gian học nhiều nhưng không hiệu quả?

– Đây là câu hỏi của rất nhiều bạn khi các bạn cảm thấy chán nản và đổ lỗi cho tiếng Anh khó. Bạn không cần phải đổ lỗi cho nó đâu. Bạn biết không? Chỉ là mỗi chúng ta chưa nhận thức được khả năng tự học vốn có của chính mình. Hiểu rõ được điều này bạn sẽ cần biết phải làm gì tốt nhất cho bản thân vào lúc này. Sách học hiện nay chỉ đưa cho bạn những phương pháp chung chung, ngay cả những phương pháp học của người nổi tiếng bạn chưa chắc đã áp dụng được vào bản thân mình. Đơn giản mỗi người tư duy khác nhau, khả năng khác nhau nên điều đó là rất khó. Nhưng một việc bạn có thể linh động thử đó là lên một kế hoạch nhỏ bí mật cho riêng mình để học tiếng Anh một cách thú vị và đơn giản thôi, đừng đao to búa lớn lại nhanh nản chí. – Bạn có nhiều hay ít thời gian đều không quan trọng bằng việc bạn sử dụng quỹ thời gian đó như thế nào để phù hợp nhất với khả năng và điều kiện của bản thân.

Bạn sẽ làm được và làm một cách nhẹ nhàng, vui vẻ nhất. Có những người có thể tập trung học trong thời gian khá lâu từ 45 phút đến 1 giờ đồng hồ và rất tiếc phải cho bạn biết, số lượng người có khả năng tập trung như vậy lại đếm trên đầu ngón tay. Hãy thử đặt mình vào một câu chuyện giả tưởng như trong game ấy

– bạn có một phút để thực hiện thử thách thành công và cứu được người bạn yêu thoát hiểm. Những lúc đó bạn có thấy bộ não của bạn vận dụng hết năng lực để tập trung đạt mục tiêu không? Bạn có dám thờ ơ, lơ là dù chỉ một giây trong 1 phút đồng hồ ấy không?

– Tôi đưa cho bạn một ví dụ nhé: bạn lên kế hoạch học tiếng Anh rất “vô tư” như này –Trong 7 ngày sắp tới bạn sẽ nắm được một phần tiếng Anh (càng nhiều càng tốt theo khả năng hết sức của bạn) theo một chủ đề nhất định – chủ đề bạn thích nhất, ví dụ những câu chuyện giật gân trong showbiz thế giới chẳng hạn. Sau đó mỗi ngày bạn sẽ có những thử thách tìm tài liệu, nghe và đọc, tìm từ mới, nói lại và viết lại, mỗi ngày chỉ nên một bài là tốt nhất. Và mỗi kỹ năng sẽ lại có thách thức thời gian tập trung chỉ 2-3 phút. Cứ như vậy bạn sẽ thấy được mỗi giây trôi đi đều quý giá và có hiệu quả. Bạn sẽ không cảm thấy mệt, học vui vẻ và đạt hiệu quả bất ngờ.

  1. Hoang mang không biết bắt đầu từ đâu?

– Câu này thì phải đến 90% người học đưa ra và nó thể hiện sự bế tắc khi các bạn đâm đầu vào “biển” tiếng Anh. Để đi đến cái tâm lý “hoang mang” này là hàng

nghìn câu chuyện khác nhau của người học, trong đó nổi bật lên là những lý do đã kể trên. Trước đây thì người ta sẽ hỏi bạn rằng học tiếng Anh để làm gì? Câu hỏi để bạn biết mục tiêu của mình. Còn bây giờ tôi lại hỏi bạn một câu: Tại sao bạn lại không biết bắt đầu từ đâu nhỉ? Tiếng Anh có nhiều tài liệu đủ kỹ năng và chia đủ các trình độ nhưng bạn vẫn hoang mang lo lắng về việc bắt đầu của mình. Bạn hãy đặt một câu hỏi khác: Mình học thế nào khiến mình tập trung nhất? Ở đây vấn đề là cách học chứ không phải kiến thức bắt đầu.

– Bạn hãy thay đổi suy nghĩ tích cực trước khi bắt đầu làm việc gì đó. Học ngoại ngữ là cả một chặng đường nên bạn không cần phải đi tìm vạch xuất phát mà nên tìm hiểu cách đi trên con đường dài ấy như thế nào. Bạn là người biết rõ nhất mình muốn gì, cần làm gì, khả năng đến đâu. Việc cốt lõi là học theo cách bạn thích nhất thôi.

Phương pháp tư duy tiếng Anh trực tiếp:

  1. Nhắm mắt “vẽ” tranh:

– Việc học tiếng Anh bạn nghĩ xem có phải mục tiêu là chúng ta sẽ nghe, sẽ nói thành câu hay không? Vậy hãy bỏ ngay thói quen lắp ghép từ thành câu hoặc suy ra từ cấu trúc ngữ pháp và lại lắp ghép. Vì sao? Vì bạn đang học tiếng Anh một cách gián tiếp, qua rất nhiều bước để đạt được mục tiêu. Nó đã là thói quen của bạn trong nhiều năm và bạn vẫn tự hỏi sao học mãi mà không khá lên? Vì chính việc làm này đã đi ngược tư duy của bạn, khiến việc học của bạn chật vật mãi không thôi.

– Bạn hãy tham gia một trò chơi nhỏ nhé: Tôi đưa cho bạn một chủ đề là thời tiết. Bạn hãy nhắm mắt lại và tôi nói tiếng Việt với bạn hai câu về thời tiết một cách chậm rãi “Hôm nay trời vừa mưa vừa lạnh. Tôi không thích thời tiết như thế này.” Sau đó bạn sẽ nghe hai câu này bằng tiếng Anh: “Today, it’s raining and cold. I don’t like this weather”. Bạn sẽ được nghe 3 lần tiếng Anh, mỗi lần cách nhau 5 giây. Lần thứ nhất bạn nghe và tưởng tượng đến hình ảnh trời mưa lạnh và cảm nhận không thích điều này của bạn. Lần hai bạn nói theo và cũng tưởng tượng như vậy. Lần ba bạn cũng làm như lần hai. Giờ thì bạn mở mắt ra và nói hai câu tiếng Anh vừa rồi. Có điều bất ngờ gì xảy ra hay không? Tôi chắc chắn bạn cũng sẽ nói được ít nhất là 50% nhưng bạn có thể nhớ rất lâu cách dùng tình huống của hai câu này. Và bí mật của việc này là gì? Tại sao tôi lại nói bạn nhắm mắt khi bắt đầu câu tiếng Việt và cho đến khi nghe hết tiếng Anh? Thực ra điều này rất đơn giản. Nhắm mắt bạn sẽ tập trung hơn khi nghe, để bạn dễ dàng tưởng tượng được hình ảnh của câu nói cũng như bạn tự “vẽ” bức tranh của chính mình – điều mà làm cho bộ não của bạn ghi nhớ sâu hơn cùng với âm thanh được phát ra khi đó.

  1. Học ngoại ngữ bản chất là bắt chước:

– Đây chính là cách học trực tiếp từ thụ động chuyển sang chủ động. Bạn cứ sẵn sàng bắt chước cho khéo, cho hay và tự suy ngẫm về cách dùng, cách ghi nhớ và chủ động áp dụng trong các tình huống.

– Ở phần trên, bạn đã bắt chước 2 câu tiếng Anh từ tâm thế thụ động sang chủ động một cách tự nhiên và có mục tiêu rõ ràng. Bạn cũng dễ dàng ghi nhớ được cách sử dụng của hai câu này. Hai câu này có sự kết nối về mặt ý nghĩa, về hình ảnh thời tiết và cảm nhận của bản thân về loại hình thời tiết này tạo thành một chuỗi logic trong câu chuyện nhỏ. Câu chuyện này có hình ảnh mà bạn tự  “vẽ”, có âm thanh của câu tiếng Anh được phát ra đồng thời, lồng vào cảm xúc của bạn và bạn đã có thể tự tin nói được 2 câu tiếng Anh với câu chuyện sống động ấy. Bạn thấy không? Học ngoại ngữ bắt chước lại thú vị như vậy đấy.

  1. Tự tin, vui vẻ và khám phá:

– Theo nghiên cứu khoa học, bất kỳ một người nào cũng có khả năng về ngôn ngữ.

Điều này được chứng minh khi mọi người có những cách tiếp cận ngôn ngữ khác nhau. Người thích đọc, có người lại thích nói, người lại viết giỏi … Vì vậy không có lý do nào bạn lại không tự tin vào chính bản thân mình đang tiềm tàng một khả năng ngôn ngữ, hãy khám phá nó! – Cũng theo nghiên cứu về tâm lý, một người trong trạng thái vui vẻ luôn sản sinh năng lượng tích cực từ đó dễ dàng hấp thu những gì họ đang học hỏi, nghiên cứu và trí sáng tạo được phát huy tối đa. Vậy nên bạn vui vẻ khi học hay cau có, gồng mình nhớ từng con chữ đều nằm trong tay bạn quyết định cả.

– Khi bạn tự tin, vui vẻ thì hãy học theo cách như bạn đang khám phá điều gì đó mới mẻ, thú vị, tạo thành một bí mật kiến thức của riêng mình, bạn sẽ thấy việc học trở nên hấp dẫn. Hãy chủ động khám phá kho báu tiếng Anh bạn nhé!

  1. Vậy phương pháp tư duy tiếng Anh trực tiếp nằm ở đâu?

– Qua những phần trên, chúng ta đã phần nào hiểu về tâm lý khi học, nắm bắt được việc học trực tiếp câu và cách bạn tưởng tượng để ghi nhớ ngôn ngữ sâu sắc hơn. Tư duy tiếng Anh trực tiếp kết hợp tất cả những điều đó! Bạn sẽ “tóm” trực tiếp tiếng Anh mà không còn mất nhiều thời gian qua các bước trung gian khác. Bạn đã nghe trực tiếp thì hãy nói, đọc, viết trực tiếp như thế. – Tôi xin đưa ra một vấn đề chúng ta cùng thảo luận: Trong ví dụ đưa ra ở trên, sau khi bạn đã làm qua các bước như chỉ dẫn, thì sau đó khi bất chợt gặp cơn mưa trong thời tiết lạnh, cảm giác khó chịu về thời tiết xuất hiện thì bạn nghĩ ngoài cảm xúc đó còn điều gì sẽ vang lên trong đầu bạn như một phản xạ có điều kiện? Có phải là âm thanh của hai câu tiếng Anh “Today, it’s raining and cold. I don’t like this weather” kèm theo cái nhíu mày của bạn không? Đây chính xác là việc học trọn vẹn: từ ghi nhớ đến áp dụng và lại tiếp tục ghi nhớ tự nhiên. Nếu tôi tiếp tục đưa cho bạn các từ “sunny” thay cho “raining”, “hot” thay cho “cold” thì bạn sẽ nói câu tiếng Anh đó như thế nào? Nhắm mắt, tưởng tượng một ngày trời cao trong vắt, nắng rực rỡ và lại nóng khủng khiếp. Bạn cũng không thích thời tiết như thế này. Vậy câu tiếng Anh là “Today, it’s sunny and hot. I don’t like this weather”. Bạn làm tốt lắm! Lúc này bạn không cần thiết phải nghe câu này mà vẫn có thể nói hiểu và nhớ dễ dàng. Tư duy tiếng Anh trực tiếp là đây! Hiểu tình huống – Nghe – Tưởng tượng- Nói – Ghi nhớ – Áp dụng tự nhiên vào tình huống đời thực – Ghi nhớ tiếp tục- Thay thế từ thành câu mới – Hiểu tình huống – Dễ dàng nói và ghi nhớ ngay lập tức.

C- Hướng dẫn học các bài học trong sách:

Với mục đích tư duy trực tiếp tiếng Anh bằng việc ngay lập tức hiểu mẫu câu, tình huống và hấp thu tiếng Anh tự nhiên hơn, bài học sẽ đưa ra tiếng Việt trước tiếng Anh và cuối cùng là phát âm. Phần phát âm nếu bạn có để ý đến chúng sẽ thấy dần được các âm cùng những nguyên tắc phát âm mà không cần phải quá áp lực về nó.  

Bước 1 – Hiểu chủ đề và định hướng các câu có liên quan

Chúng ta khi “bắt” được chủ đề bài học, những kiến thức có liên quan ắt tự xuất hiện trong đầu bạn. Bạn cũng sẽ để ý thấy những câu thông dụng ở đây có những cấu trúc gần hoặc giống nhau và những từ thay vào thuộc loại từ gì chẳng hạn như động từ, tính từ hay danh từ. Từ đó, bạn sẽ nhóm chúng và khoanh vùng từ vựng thuộc chủ đề nào đó như danh từ nơi chốn, tính từ chỉ tính cách, tính từ biểu hiện sức khỏe, … Đây là một trong những cách học từ vựng kết nối câu rất nhanh và nhớ lâu.

Bước 2 – Hiểu chủ đề và tình huống“phim”

Các câu thông dụng ở phần trên sẽ là những bước đệm cho việc hiểu tình huống. Sẽ có những câu dẫn dắt tình huống để trí tưởng tượng của bạn hiện lên một đoạn phim với các hình ảnh diễn viên (nhân vật tình huống) do bạn lựa chọn. Các câu thoại trong đoạn phim tưởng tượng ấy cũng rất gần gũi và những tình huống trong mỗi bài có sự logic với nhau giống như các cảnh trong một bộ phim khiến cho bạn nhớ được từng chi tiết diễn ra trong cuốn sách. Thật tuyệt phải không ạ? Việc xây dựng tình huống cùng nhân vật xuyên suốt cũng sẽ khiến cho bạn nhớ các mẫu câu và cách sử dụng chúng một cách tự nhiên và lâu dài. Điểm quan trọng chính là bộ não của bạn phát huy tính năng tưởng tượng của nó. Bạn sẽ cùng làm nhiều việc yêu thích một lúc: đạo diễn, diễn viên, quay phim, dựng phim và cả lồng tiếng cho bộ phim ấy nữa. Học tiếng Anh lúc này quả thật thú vị và sống động hơn nhiều phải không? Khi bạn làm diễn viên bạn cần hiểu về tình huống và tưởng tượng ra nhân vật trong một cảnh cụ thể nào đó: ngoại hình, tâm trạng và thái độ của nhân vật. Vì vậy tốt hơn hết khi bạn nhẩm kịch bản (nội dung thoại tình huống) thì hãy đọc trước bằng mắt một lần rồi hai lần và lần thứ ba là truyền cảm xúc của nhân vật vào đó.

Bước 3 – Nghe “phim” và “diễn”

Với lần thứ tư bạn sẽ cùng nghe thu âm để đồng thời tưởng tượng ra cảnh phim ấy và nói theo. Lần thứ năm và sáu vẫn là nghe và nói theo. Lần thứ bảy sẽ là lúc bạn đã ngấm kịch bản thì việc diễn lại vô cùng đơn giản và hấp dẫn. Hãy đóng vai một hoặc hai nhân vật nếu bạn muốn. Lúc này bạn rất cần lồng thái độ của nhân vật cho đúng tình huống và lời thoại. Bạn có biết rằng việc lồng thái độ cực kỳ quan trọng cho việc tạo “nếp hằn ghi nhớ” cho bộ não của bạn khiến cho việc ghi nhớ có thể là mãi mãi? Hãy thử xem!

Với cách chia sẻ cặn kẽ như vậy “Tự học tiếng anh cấp tốc” là cuốn sách giúp các bạn có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh. Sở hữu ngay cuốn sách để có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh nhé các bạn.

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second